Monero (XMR) là đồng tiền kỹ thuật số bảo mật, riêng tư và không thể truy vết. Nó đồng thời cũng có mã nguồn mở và bất kỳ ai đều có thể truy cập. Với Monero, bạn chính là ngân hàng của bản thân. Chỉ duy nhất bạn kiểm soát và chịu trách nhiệm với số tiền của mình. Tài khoản và các giao dịch của bạn được giữ kín khỏi mọi dòm ngó.
Hôm nay, KTS sẽ có những đánh giá và nhận định về đồng tiền ảo thú vị này.
Tác giả: Trung Nguyễn
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Monero (XMR)
- Thông tin cơ bản về Monero (XMR)
- Phương thức hoạt động của Monero (XMR)
- Tính năng Ring Signatures của Monero (XMR)
- Tính năng địa chỉ ảo (stealth addresses) của Monero (XMR)
- Tính năng giao dịch vòng bí mật (RingCT) của Monero (XMR)
- Sự phổ biến của Monero (XMR) trong thế giới darknet
- Đội ngũ phát triển của Monero (XMR)
- Lộ trình phát triển của Monero (XMR)
Phần 2: Phân tích Monero (XMR) bởi nhóm KTS
- Ưu điểm của Monero (XMR)
- Nhược điểm của Monero (XMR)
- Nhận định về giá của Monero (XMR)
Monero (XMR) – khi tính ẩn danh được đặt lên hàng đầu
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Monero (XMR)
Thông tin cơ bản về Monero (XMR)
- Tên Altcoin: Monero
- Mã token: XMR
- Blockchain riêng: có
- Website: https://www.getmonero.org/
- Thông tin kỹ thuật: Whitepaper
- Tổng lượng token cung cấp: 16,524,231 XMR
- Giá XMR thời điểm hiện tại:
Phương thức hoạt động của Monero (XMR)
Monero là một đồng tiền điện tử khá giống Bitcoin, nó được tạo ra để dành cho các giao dịch tài chính. Được quảng cáo với các tính năng “bảo mật, riêng tư, không thể truy vết”, khiến nhiều người nghĩ nó giống như một đồng Bitcoin ẩn danh. Cách hoạt động của XMR cũng tương tự như Bitcoin, chỉ có điều mạng lưới blockchain của Monero sẽ mặc định sẽ phức tạp hoá mọi chi tiết giao dịch bao gồm cả địa chỉ nguời nhận, người gửi và số tiền được gửi đi.
Nếu không rành về kỹ thuật thì bạn hãy tưởng tượng mình đang tham gia một game online. Trong đó tất cả nhân vật do người chơi điều khiển sẽ liên tục thay đổi hình đại diện để trông giống như một người khác (nói cách khác, mọi người sẽ liên tục nguỵ trang bằng cách giả vờ là người khác, kể cả khi đang không trực tuyến). Nếu bạn ở trong game và nhìn thấy 2 nhân vật A và B đang thực hiện giao dịch, nhưng không thể nào biết chắc được rằng đó có thực sự là họ không, hoặc đó là một người khác đang dùng hình đại diện của họ để nguỵ trang. Thậm chí, có thể cả A và B đều đang không ở trong game. Khi mọi nhân vật đều thay đổi lớp nguỵ trang liên tục, thì không có cách nào để theo dõi họ.
Đó là cách mà Monero hoạt động theo một cách giải thích đơn giản (trong thực tế thì sẽ phức tạp hơn nhiều).
Ngay cả khi bạn biết được danh tính của chủ ví XMR thì bạn cũng không thể xác minh được những chi tiết trong đó, bởi Monero sử dụng một công nghệ tạo ra một địa chỉ ví “tạm thời” để trữ số tiền của người dùng.
Tuy nhiên, Monero cũng có một vài tính năng cung cấp sự minh bạch, nếu muốn, bạn có thể chia sẻ “khoá xem” đến người khác để họ có thể xem được chi tiết của một giao dịch cụ thể. Dành cho những giao dịch cần được kiểm tra bởi các bên thứ ba.
Tính năng Ring Signatures của Monero (XMR)
Để hiểu được ring signatures là gì và cách mà chúng sẽ giúp cho việc giữ được sử ẩn danh của nguời gửi thì hãy cùng xét đến một tình huống gỉa định ngoài đời thực. Khi gửi một tờ séc ngân hàng cho người khác, thì bạn phải ký vào đó thì nó mới có hiệu lực. Tuy nhiên, khi có người nhìn vào đó (và biết được chữ ký của bạn trông như thế nào) thì sẽ biết được bạn là người gửi.
Hãy nghĩ về điều này.
Bạn ra đường và chọn ngẫu nhiên 4 người lạ. Sau đó bạn cùng 4 người này ký chung vào tờ séc đó để tạo ra một chữ ký mới độc nhất. Không ai khi nhìn vào có thể biết được đó có thực sự là chữ ký của bạn hay không.
Đó chính là cơ chế hoạt động của ring signatures. Giờ hãy nhìn vào cách nó hoạt động với Monero.
Giả sử như Alice gửi 1000 XMR cho Bob, làm sao mà hệ thống có thể dùng ring signatures để dấu đi danh tính thực sự của Alice? (Để cho đơn giản thì tình huống được giả định khi chưa có RingCT… sẽ được nhắc đến ở phần dưới).
Đầu tiên, Alice cần xác định kích thước của vòng (ring). Kích thước vòng sẽ là một đầu ra ngẫu nhiên được lấy từ blockchain có cùng giá trị với đầu ra của cô ấy là 1000 XMR. Kích thước càng lớn thì giá trị của giao dịch càng tăng và phí giao dịch cũng sẽ tăng theo. Cô ấy sẽ ký vào tất cả những đầu ra này với private key của mình và gửi lên blockchain. Một điều cần chú ý nữa là, Alice không cần phải có sự cho phép của chủ những giao dịch kia để được sử dụng các đầu ra.
Giả sử như Alice chọn kích thuớc vòng là 5 tức là sẽ có 4 đầu ra là giả và giao dịch đó với một người ngoài sẽ trông như thế này.
Trong một giao dịch sử dụng Ring Signatures, tất cả những đầu ra là giả sẽ trông giống như đầu ra thật để tránh việc các bên thứ ba (bao gồm cả thợ đào) biết được danh tính người gửi ngoài ý muốn.
Nhưng điều này lại gây ra một vấn đề khác.
Một trong những vai trò quan trọng của thợ đào là để chống lại “double spending”. Double spending có nghĩa là bạn có thể gửi đi một lượng coin cho 2 giao dịch khác nhau cùng lúc. Vấn đề này sẽ được các thợ đào giải quyết. Trong blockchain, một giao dịch chỉ thực hiện được khi thợ đào đặt giao dịch đó vào một block mà họ đã đào được.
Ví dụ như A gửi 1 BTC cho B đồng thời gửi cùng số đó cho C, thợ đào lúc đó sẽ đặt 1 giao dịch vào vào trong block và trong quá trình đó ghi đè lên giao dịch còn lại, ngăn ngừa được việc double spending. Nhưng điều này chỉ làm được khi thợ đào xem được đầu vào thực sự của giao dịch và ai là người gửi. Các chi tiết này được ẩn đi và che dấu đối với Monero nhờ có ring signatures. Vậy làm sao XMR ngăn được việc double spending?
Câu trả lời sẽ phức tạp hơn một chút.
Mỗi giao dịch diễn ra trong Monero đều có chứa một ảnh khoá độc nhất. Bởi vì tính độc nhất đó, thợ đào chỉ cần kiểm tra ảnh khoá và sẽ biết được số coin Monero có đang bị double spending hay không.
Đây là cách mà Monero giữ được sự ẩn danh cho người gửi khi dùng giao dịch vòng. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách mà XMR bảo vệ danh tính người nhận bằng cách sử dụng các “địa chỉ ảo” (stealth addresses).
Tính năng địa chỉ ảo (stealth addresses) của Monero (XMR)
Một trong những điểm nổi bật của XMR đó là các giao dịch không liên kết. Về cơ bản, khi ai đó gửi cho bạn 200 XMR thì không có ai biết được số tiền đó sẽ được gửi đến địa chỉ của bạn. Ví dụ, nếu Alice gửi tiền cho Bob thì chỉ chỉ có duy nhất Alice biết rằng Bob là người nhận.
Vậy làm sao Monero đảm bảo được sự ẩn danh của Bob?
Hãy nhớ rằng Bob có 2 khoá công khai, là khoá xem và khoá gửi. Để giao dịch được thực hiện, ví của Alice sẽ dùng khoá xem và khoá gửi công khai của để tạo ra một khoá công khai dùng 1 lần.
Việc tính toán cho khoá công khai dùng 1 lần này tạo ra một địa chỉ công khai cũng dùng 1 lần được gọi là “địa chỉ ảo” trong blockchain tại nơi mà Alice gửi số Monero đến cho Bob. Nhưng làm sao để Bob lấy được số Monero này từ việc phân phối dữ liệu ngẫu nhiên như vậy?
Bạn còn nhớ Bob còn có một khoá gửi riêng tư nữa không?
Đây là lúc mà nó sẽ hoạt động. Khoá gửi này sẽ quét toàn bộ mạng blockchain để tìm giao dịch được gửi cho Bob. Khi tìm được, Bob có thể dùng khoá riêng tư để tương thích với khoá công khai dùng 1 lần và lấy được XMR. Vì vậy giao dịch gửi tiền của Alice cho Bob là hoàn toàn bí mật.
Tính năng giao dịch vòng bí mật (RingCT) của Monero (XMR)
Ở trên chúng ta đã biết được cách mà XMR giữ được sự ẩn danh cho người gửi và người nhận. Vậy còn giao dịch trên hệ thống thì sao? Liệu có cách nào để đảm bảo được sự ẩn danh cho chính các giao dịch không?
Trước khi cập nhật RingCT, một giao dịch của Monero sẽ diễn ra như sau:
Alice gửi 12.5 XMR cho Bob, thì đầu ra của giao dịch này sẽ được chia ra làm 3 giao dịch gửi đi 10, 2 và 0.5 XMR. Mỗi giao dịch này sẽ có một chữ ký vòng (ring signatures) và được gửi lên blockchain:
Điều này sẽ giấu được danh tính người gửi, nhưng lại làm cho chính giao dịch có thể được nhìn thấy bởi tất cả mọi người.
Để giải quyết vấn đề này, RingCT vốn được dựa trên nghiên cứu của Gregory Maxwell được đưa vào. Cách hoạt động của nó rất đơn giản, RingCT sẽ dấu lượng tiền được chuyển trên blockchain. Đồng nghĩa với việc các đầu ra của giao dịch không cần phải chia nhỏ ra nữa, và ví được sử dụng có thể chọn bất kỳ một ai trong vòng từ đầu ra của RingCT.
Điều này có nghĩa như thế nào với tính ẩn danh của giao dịch?
Bởi vì có quá nhiều lựa chọn vòng khác nhau và giá trị của giao dịch đã được dấu đi, thì gần như không thể biết được sự xuất hiện của một giao dịch cụ thể nào đó.
Sự phổ biến của Monero (XMR) trong thế giới Darknet
Nhờ sự ẩn danh tuyệt đối của Monero do sự kết hợp của ba tính năng ở trên mà đồng tiền này được sử dụng rất nhiều trong darknet.
Trong vụ tấn công WannaCry đình đám diễn ra trên toàn cầu vào tháng 5/2017, số bitcoin mà các hacker thu được sau đó đã được chuyển đổi sang XMR để tránh khỏi sự truy lùng của các nhà điều tra.
Monero cũng nhận được sự ủng hộ đến từ một tổ chức có liên quan ít nhiều đến WannaCry có tên là Shadowbrokers, thủ phạm của vụ ăn cắp thông tin của cơ quan an ninh nội địa Mỹ (NSA). Vào tháng 6, tổ chức này đã thông báo rằng họ chấp nhận XMR để thanh toán cho dịch vụ của mình.
Ngoài ra, Monero cũng được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch diễn ra trên chợ đen của darknet.
Đội ngũ phát triển của Monero (XMR)
Vào tháng 7/2012, Bytecoin, ứng dụng thực tế đầu tiên của CryptoNote được ra mắt. CryptoNote là một ứng dụng giao thức nền dành cho các đồng tiền điện tử. Về nhiều mặt nó giống với các ứng dụng nền chạy trên bitcoin, nhưng cả hai cũng có nhiều sự khác biệt.
Mặc dù Bytecoin được đánh giá cao, nhưng cộng đồng bắt đầu để ý có nhiều điều mờ ám xảy ra và 80% lượng coin đã được công khai. Vì vậy, blockchain của bytecoin được fork và một chain mới xuất hiện với cái tên Bitmonero, về sau được đổi tên thành Monero. Tại blockchain mới này, một block sẽ được đào và thêm vào mỗi 2 phút.
Hiện tại, Monero được cầm đầu bởi 7 nhà phát triển, trong đó 5 người là ẩn danh, chỉ có Ricardo Spagni và Francisco Cabanas là công khai danh tính thật. Đây là một dự án mã nguồn mở và được gây quỹ từ cộng đồng.
Ngoài ra, còn rất nhiều nhà phát triển khác, phần lớn là ẩn danh đóng góp mã nguồn cho dự án.
Lộ trình phát triển của Monero (XMR)
Các thành tựu trong năm 2017
– RingCT tăng cường tính ẩn danh cho XMR. Giao thức này ban đầu được ra mắt là một tuỳ chọn trong lần hardfork tháng 1/2017, sau đó được áp dụng cho toàn bộ các giao dịch kể từ tháng 9/2017.
– Fluffy Block cắt giảm kích thước của các block, giảm thời gian thực hiện giao dịch và khiến việc đồng bộ ví trở nên nhanh hơn.
– Helium Hydra là một cập nhật bắt buộc được ra mắt trước lần hardfork tháng 9/2017. Nó hỗ trợ cho Fluffy Block trong việc làm giảm thời gian đồng bộ, một trong những vấn đề lớn nhất đối với ví chính thức của XMR.
Lộ trình năm 2018
Đội phát triển của Monero không có một lộ trình cố định. Thay vào đó, họ tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển gắn liền với những mốc quan trọng. Hard forks sẽ được thực hiện 6 tháng 1 lần nên cộng đồng sẽ nắm được khi nào hệ thống của XMR sẽ có cập nhật lớn.
Mục tiêu của họ chủ yếu là mở rộng các công nghệ đã được giới thiệu trong năm 2017. Nói cách khác, Monero sẽ cố gắng để trở nên bảo mật hơn, ẩn danh hơn, và tốc độ giao dịch nhanh hơn, 3 điều mà cộng đồng bao gồm cả những nhà đầu tư đều mong muốn.
– Bulletproofs Tăng cường tính ẩn danh và giảm phí giao dịch
Bulletproofs tăng cường ẩn danh: Bulletproofs là dự án phát triển của Jonathan Bootle của Đại học University of London, và Benedikt Bünz của Stanford. Bulletproofs hứa hẹn cải thiện tính riêng tư bằng cách che giấu đi số lượng giao dịch, trong khi vẫn để lại địa chỉ của người gửi và người nhận.
Bulletproof ban đầu dành cho Bitcoin nhưng đã thu hút sự chú ý từ các đồng tiền khác như Monero và Litecoin
Và cho đến nay, các nhà phát triển đã chứng minh được Bulletproofs rất an toàn.
Không có ngày cập nhật Bulletproofs cụ thể cho Bitcoin. Pieter Wuille của Blockstream nói trên Reddit rẳng còn quá sớm để đưa Bulletproofs vào Bitcoin. Một số người cho rằng nó có thể sẽ mất khoảng 3 năm. Xem thêm: Lộ Trình Cải Tiến Mạng Lưới Bitcoin Trong Những Năm 2018 Về Sau
Nhưng Monero muốn triển khai nhanh hơn, họ đã áp dung Bulletproofs vào các testnet và phát hành mainnet cuối năm 2018
Bulletproofs giảm phí giao dịch: khả năng mở rộng luôn là vấn đề lớn với mọi dự án muốn đạt được thành công. Càng nhiều giao dịch được thực hiện, hệ thống càng phải xác thực nhiều. Độ trễ làm tăng thời gian của các giao dịch và đẩy phí lên cao.
Monero cũng đã giải quyết vấn đề này với bulletproofs. Cập nhật này làm giảm 80% kích thước của các giao dịch, khiến cho blockchain XMR có tốc độ nhanh hơn, phí thấp hơn và các giao dịch được thực hiện với thời gian ngắn đi.
Hiện tại, bulletproofs đã được cập nhật thành công và phí giao dịch được ghi nhận đã giảm xuống mức gầng bằng 0. Xem thêm: Monero (XMR) nâng cấp Bulletproofs: phí giao dịch giảm xuống gần “bằng 0”
Khi so sánh với nhiều đồng tiền ảo khác, phí của Monero đã là rất thấp. Việc hạ thấp phí hơn nữa trong khi làm tốc độ mạng lưới tăng lên sẽ khiến cho việc sử dụng XMR ngày càng dễ dàng hơn.
– Kovri là một hệ thống ẩn danh phi tập trung đang được phát triển bởi các nhà lập trình trong cộng đồng XMR. Nó dựa trên kết cấu mở của I2P và sẽ làm tăng thêm tính riêng tư cho Monero.
Monero cung cấp sự ẩn danh bằng cách giấu đi danh tính người gửi, sử dụng các “địa chỉ ẩn”, và giấu đi số tiền được giao dịch. Tuy nhiên ở mức độ toàn mạng lưới,thì IP của người dùng vẫn có thể bị các bên thứ 3 tìm ra. Kovri giải quyết vấn đề này với một phương thức truyền dẫn giống như các trình duyệt Tor, sử dụng các lớp mã hoá và nén các gói dữ liệu để giấu đi thông tin.
Đây là một cập nhật quan trọng cho XMR. Dù đã rất ẩn danh khi so với các đồng tiền khác, nhưng với Kovri để bảo vệ danh tính người dùng thì các giao dịch sẽ trở nên bảo mật hơn bao giờ hết. Nó cũng đồng chống lại được các cuộc tấn công vào các nodes, ăn cắp dữ liệu, đồng thời khiến việc khai thác trở nên dễ dàng hơn.
Hiện tại chưa có ngày chính thức cho cập nhật này, nhưng nó được dự kiến sẽ được ra mắt vào cuối năm 2018.
– Multi-Signatures là công nghệ mà Monero còn thiếu do thừa hưởng cấu trúc từ CryptoNote. Đội phát triển công bố rằng tính năng sẽ được đưa vào trong lần hardfork sắp tới.
Công nghệ Multi-Sig sẽ khiến mọi giao dịch phải có được sự cho phép từ nhiều người dùng trước khi tiền được chuyển. Mở đường cho các dịch vụ ký quỹ và các giao dịch chia sẻ, một điều quan trọng cho các nhà bán lẻ khi muốn sử dụng Monero làm phương tiện thanh toán.
– Lithium Luna sẽ mang đến những tính năng tương thích cho XMR trong lần hardfork vào mùa xuân, nhưng phần lớn chúng sẽ không hiển thị cho người dùng cuối.
Lithium Luna sẽ hỗ trợ cho Fluffy Block và nhiều thành phần khác của Monero.
Một tính năng hấp dẫn khác đó là Lithium sẽ hỗ trợ thêm nhiều ngôn ngữ. Helium Hydra đã được dịch sang 17 ngôn ngữ, con số này sẽ tăng lên 29 với Lithium. Đây là thành quả của cộng đồng XMR để tạo ra một nền tảng dễ tiếp cận hơn cho tất cả mọi người.
– Khi cần lưu trữ một lượng tiền ảo lớn thì việc sở hữu ví cứng là một điều cần thiết. Trezor và Ledger là hai nhà sản xuất nổi tiếng nhất nhưng chưa sản phẩm của họ đều chưa hỗ trợ XMR.
Trezor trong lộ trình phát triển có nói sẽ hỗ trợ XMR. Nhưng việc này đã bị hoãn lại vài lần trong quá khứ.
Ledger Nano S có vẻ khả thi hơn khi một bản thử đã được đội ngũ Ledger công khai, và trong bản ghi chú của Lithium Luna cũng có ghi là sẽ hỗ trợ cho ví cứng của Ledger Nano S.
Phần 2: Phân tích Monero (XMR) bởi nhóm KTS
Ưu điểm của Monero (XMR)
- Được phát triển và xuất hiện trên thị trường từ năm 2014, thể hiện sự ổn định của dự án.
- Mã nguồn mở với hơn 1000 nhà phát triển đóng góp, trong đó có hơn 30 nhà phát triển hoạt động tích cực.
- Sử dụng cơ chế POW kháng ASIC.
- Giao tiếp tốt với cộng đồng, nhà đầu tư và các thợ đào với đầy đủ các ghi chú về những cuộc họp phát triển từ tận 2016, cộng với 1 trang Reddit để trao đổi về những yêu cầu khi nâng cấp hệ thống.
- Được sử dụng làm phương tiện thanh toán, được chấp nhận bởi khoảng 100 nhà bán lẻ.
- Cộng đồng đông đảo với 268 nghìn người theo dõi trên Twitter và 126 nghìn người theo dõi trên Reddit.
- Được chợ đen trên darknet sử dụng rộng rãi. Đây là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự tăng trưởng của XMR. Với các cập nhật Multi-sig và Kovri sắp tới sẽ càng đẩy mạnh hơn các giao dịch XMR trong darknet.
Nhược điểm của Monero (XMR)
- Sự cạnh tranh đến từ các đồng coin ẩn danh khác như Zcash và DASH.
- Khi các quy định về tiền ảo được siết chặt thì XMR có khả năng bị gỡ bỏ khỏi các sàn giao dịch.
Nhận định về giá của Monero (XMR)
[sociallocker]
Các dự đoán về giá của XMR vào đầu năm 2018 khá lạc quan: các nhà đầu tư hy vọng nó sẽ giữ giá trong khoảng 200 – 300 $. Tuy nhiên, do xu hướng đi xuống chung của thị trường mà giá XMR đã tụt xuống khoảng 140$ – 150$.
Các nhận định cho nửa cuối 2018 khá mâu thuẫn. Có tin đồn rằng các nhà đầu tư để tạo đà bật lên sẽ cố gắng dìm giá xuống mức 120$.
Tuy nhiên, nhiều nhận định lạc quan khác cho rằng giá XMR có thể đạt 350$ – 400$ vào cuối năm.
Hiện tại điểm chốt lời (supply zone) XMR hợp lý lần lượt là 150$, 160$, 170$ và điểm có thể mua vào (demand zone) là 100$, 90$, 80$. (thời điểm ngày 04/11/2018)
[/sociallocker]
Trên đây không phải lời khuyên đầu tư. KTS luôn khuyến khích các bạn tự tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định.
2 Comments
Leave a Reply2 Pings & Trackbacks
Pingback:Top 1000 Tiền Ảo Từ Điển Mô Tả Ngắn Bằng Chức Năng Và Ứng Dụng Công Nghệ - Kiếm Tiền Điện Tử
Pingback:Top 13 Đồng Tiền Điện Tử Bạn Cần Giữ Để Trở Thành Triệu Phú 2018-2021 - Kiếm Tiền Điện Tử, Kiếm Tiền Online