Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Copy Trade là gì? Cơ chế Copy Trading Hoạt Động Như Thế Nào? Có phải là một cách kiếm tiền thu nhập thụ động không?
Bài viết Copy Trade (Copy Trading) của chúng bao gồm các phần mục như sau:
Phần 1: Giới thiệu Copy Trade (Copy Trading)
- Những khó khăn mà 1 Trader mới đang gặp phải trong giao dịch
- Copy Trade (Copy Trading) là gì?
- Ưu điểm của Copy Trade?
- Nhược điểm của Copy Trade?
- Kết luận: có nên sử dụng mô hình Copy Trading hay không?
Phần 2: Hướng dẫn Copy Trade (Copy Trading) từ Trader xuất sắc (phần này tâm huyết tự mình viết ra dựa trên trải nghiệm thực tế nên hãy đọc nó thật kỹ nhé)
- Cách lựa chọn Trader tốt để chúng ta Copy Trade tốt và tránh các sai lầm
- Các Sàn nên sử dụng để Copy Trade (Copy Trading)
- Nguyên tăc quản lý vốn, lợi nhuận và rủi ro khi Copy Trading
- Giới thiệu sản phầm Copy Trade anh em nên Follow
Phần 1: Giới thiệu Copy Trade (Copy Trading)
Những khó khăn mà 1 Trader mới đang gặp phải trong giao dịch
Thị trường tài chính là 1 cuộc chiến khốc liệt đẫm máu, phần lớn có đến 90% số Trader là thất bại, thậm chí mất sạch số tiền ban đầu trên thị trường này chỉ trong vòng vài tuần.
Dù biết thị trường tài chính rủi ro cao nhưng vẫn luôn có nhiều tiếp tục gia nhập thị trường tài chính sau những trận đánh thua thảm hại?
Đó là vì 5-10% những người kiếm được tiền trọng thị trường tài chính này thì họ lại rất giàu và thu nhập từ việc đầu tư của họ là rất lớn nếu so với 90% số người còn lại.
Mọi người khi tham gia vào thị trường giao dịch tài chính đều đánh đổi giữa việc mất tiền và được nằm trong nhóm 5-10% nhà đầu tư thành công.
Giao dịch tài chính luôn cuốn hút những ai thích thử thách, mạo hiểm.
Vì 1 nhà giao dịch tài chính muốn sống một cuộc sống thoải mái về mặt tiền bạc cũng như nhiều thời gian và không bị gò bó bởi bất cứ điều gì
Tuy nhiên, làm thế nào để có thể bước chân vào thị trường đầu tư tài chính trong khi chưa có kiến thức, kinh nghiệm và cả thời gian để đầu tư. Khi mà một nhà đầu tư không có kiến thức và kinh nghiệm vừa bước chân vào thị trường sẽ là con cừu non giữa bầy sói già. Cứ ném tiền vào là Auto mất. Vì thực tế cho thấy phải mất khá nhiều thời gian để một người mới có kiến thức về đầu tư, nguyên tắc đầu tư, kiểm soát tâm lý giao dịch và bạn phải đánh đổi bằng tiền bạc, thời gian, sức lực để có được kỹ năng đầu tư của riêng mình. Ngoài ra, có 1 thực tế nữa là cùng 1 khoảng thời công sức nghiên cứu, thực chiến và tiền bạc bỏ ra nhưng có những người có năng khiếu bẩm sinh đã thành công nhanh và sớm hơn các nhà đầu tư mới còn lại.
Trong khi nhà đầu tư thành công thường có nguyên tắc giao dịch cố định ít khi thay đổi quá nhanh và có tính kỷ luật rất cao, kiểm soát tâm lý giao dịch rất tốt và sẵn sàng stop loss, điều mà nhiều người tuy biết thế nhưng vẫn không thể làm được.
Tất cả những điều này tạo ra một bức tranh tổng thể về thế giới đầu tư, 90-95% nhà đầu tư là thua lỗ trên thị trường, chỉ có 5-10% là có thể kiếm tiền thực sự.
Nhưng ngày nay với sự phát triển của công nghệ và những bộ óc vĩ đại, một người không có kiến thức, kinh nghiệm và thời gian giao dịch vẫn có thể đầu tư kiếm tiền thành công trên thị trường tài chính với hình thức Copy Trade
Copy Trade (Copy Trading) là gì?
Copy trade (Copytrade) hay còn gọi là Copy Trading là 1 hình thức sao chép lại giao dịch của các Trader xuất sắc. Tài khoản của nhà đầu tư sẽ sao chép lại toàn bộ lệnh của 1 Trader mà nhà đầu tư đã lựa chọn Copy Trade theo đúng tỉ lệ tài khoản. Khi đó khi nhà giao dịch lỗ thì nhà đầu tư cũng lỗ và khi lãi thì nhà đầu tư cũng sẽ kiếm được những khoản lợi nhuận.
Bất kỳ hành động giao dịch nào được thực hiện bởi Pro Trader như mở lệnh, Stop loss, đóng lệnh đều sẽ được thực hiện trong tài khoản của người sao chép theo tỷ lệ giữa hai tài khoản.
Ví dụ cụ thể: Tài khoản A có tổng cộng là 100.000 USD và giao dịch lời thành 150.000. Tài khoản B copy theo tài khoản A và có số vốn tương tự là 100.000 USD thì cũng sẽ có lời là 150.000 USD. Tài khoản C cũng copy nhưng vốn chỉ có 10.000 thì cũng sẽ có lời là 15.000 USD.
Nhà đầu tư vẫn có thể tự cắt lệnh để chốt lời hoặc cắt lỗ theo ý mình hoặc dừng Copy Trading bất kỳ lúc nào.
Những việc mà 1 Trader chuyên nghiệp phải làm: Theo dõi thị trường, Lên kế hoạch giao dịch, Theo dõi lệnh, quản lý lệnh, Quản trị vốn, Quản trị cảm xúc, Quản trị rủi ro, Thường xuyên nghiên cứu, học hỏi , rút kinh nghiệm để hoàn thiện phương pháp giao dịch,…
Đây là những điều mà ko phải cứ học là đều có thể giỏi và thành thạo được.
Với Copy Trading thì bạn không cần phải làm giỏi tất cả thứ đó mà vẫn có thể kiếm được lợi nhuận vì đã có chuyên gia Trader làm thay bạn tất cả.
Ưu điểm của Copy Trade (Copy Trading)?
- Ưu điểm chính của giao dịch sao chép là cơ hội kiếm tiền từ thị trường tài chính với kiến thức giao dịch hạn chế. Khi các nhà giao dịch mới đạt được lợi nhuận, họ trở nên tự tin hơn và được truyền cảm hứng để nâng cao kiến thức giao dịch hơn nữa, vì họ hiểu rằng thực sự có thể có một sự nghiệp giao dịch thành công.
- Thông tin Minh bạch
- Tiết kiệm thời gian: Sao chép giao dịch giải phóng thời gian cho cả Trader mới và đã có kinh nghiệm. Ngay cả các nhà đầu tư với lịch làm việc bận rộn cũng có thể kiếm được trên thị trường mà không phải theo dõi thị trường cả ngày
- Bạn có thể lựa chọn Trader phù hợp với sở thích giao dịch cũng như khả năng chấp nhận rủi ro của bạn
- Sẽ trở thành thu nhập thụ động nếu tìm được người giao dịch tốt
Nhược điểm của Copy Trade (Copy Trading)?
- Sẽ rất khó khăn để đánh giá lựa chọn Trader tốt để theo lâu dài. Một Trader đang đứng đầu bảng xếp hạng ngày hôm nay nhưng hôm qua và ngày mai có thể sẽ khác. Trader đứng top đó có thể đang có 1 chuỗi lệnh tốt, và điều này có thể khiến bạn mất cảnh giác và dẫn đến tổn thất lớn cho số tiền của mình thậm chí là cháy tài khoản
- Rủi ro xảy ra khi phương pháp giao dịch của nhà giao dịch trở nên mạo hiểm dẫn đến nguy cơ mất vốn của bạn. Có lúc bạn sẽ ko hiểu tại sao 1 nhà giao dịch đánh ko cháy mà bạn lại cháy khi họ dùng thủ thuật hoặc đánh kiểu DCA trong khi vốn của bạn quá bé so với họ
Kết luận: có nên sử dụng mô hình Copy Trading hay không?
Câu trả của mình là có, nhưng hãy là nhà đầu tư Copy Trade thông minh, có nhiều người mắc sai lầm cứ nghĩ rằng Copy Trade rất dễ, chỉ việc chon Trader ưng ý rồi Follow là có thu nhập thụ động. Điều đó đúng nhưng không phải dễ dàng. Vì vậy, hãy đọc tiếp bài viết phần thứ 2 của bài viết dưới đây để biến điều khó khăn trở nên dễ dàng nhé
Phần 2: Hướng dẫn Copy Trade (Copy Trading) (phần này tâm huyết tự mình viết ra dựa trên trải nghiệm thật nên hãy đọc nó thật kỹ nhé)
Cách lựa chọn Trader tốt để chúng ta Copy Trade tốt và tránh các sai lầm
Ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn lựa chọn một nhà đầu tư hoàn hảo để copy trade trên sàn giao dịch bất kỳ. Tuy nhiên một số sàn có thể khuyết một số chức năng, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định vì tiền luôn nằm trong túi bạn.
1 nhà đầu tư hoàn hảo phải là người phù hợp với phong cách đầu tư của bạn, có chiến lược đầu tư rõ ràng, chịu đựng rủi ro ở mức độ vừa phải, quản trị vốn tốt và phải được xem xét trong một khoảng thời gian tham chiếu đủ dài. Xét theo những tiêu chí này, bản thân mình có những lời khuyên như sau:
- Tìm kiếm các Traders có lịch sử giao dịch trên sàn đó càng dài càng tốt. Trừ khi bạn đã biết rõ người đó từ trước, vì thực tế có những người giao dịch 10 năm nhưng tài khoản chuyên đánh để cho người khác Follow thì mới chỉ được vài tháng nhưng đó có khi lại là nhà giao dịch mà chúng ta nên Follow. Nếu không thì tốt nhất là hồ sơ giao dịch càng dài càng tốt, vì điều này cho phép bạn đánh giá năng lực của Trader đó sống tốt trong mọi điều kiện khó khăn của thị trường (thị trường tăng và giảm)
- Tìm kiếm Trader cho kết quả tương đối ổn định đều đặn theo thời gian (tháng hoặc năm). Ví dụ: lựa chọn theo tháng đi. Trader A lợi nhuận 3% (hoặc 200 pips)/1 tháng tương đối ổn định trong suốt 12 tháng so với Trader B tạo chiến thắng 10% (hoặc 600 pips)/1 tháng trong 6 tháng và 6 tháng khác thì mất 7% (hoặc 200 pips)/1 tháng thì chúng ta nên chọn Trader A. Khi bạn nhìn vào các biểu đồ lịch sử Trading, tính nhất quán được thể hiện bằng biểu đồ tăng dần lên như ví dụ trong hình bên dưới. Còn đồ thị mà có nhiều gai không đều là dấu hiệu của các Trader không ổn định trong giao dịch. Còn nếu lựa chọn theo năm thì bạn so sánh lợi nhuận giữa các năm nhé. Tuy nhiên đây ko hẳn là tiêu chí quan trọng hàng đầu vì thị trường biến đổi liên tục nên có tháng này tháng kia là hoàn toàn bình thường nhưng theo năm thì bạn càng chặt chẽ càng tốt
- Hãy nhìn vào số lượng người đang Follow theo Trader. Càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn không nên sử dụng điều này như là yếu tố quan trọng duy nhất của bạn. Vì trong 1 số trường hợp đặc biệt, mình vẫn sẽ bỏ qua yếu tố này.
- Người giao dịch Trader có vì hoa hồng mà sẵn sàng mạo hiểm tiền của những người Follow hay không? Nếu bạn quan sát ở những thời điểm giao dịch khó khăn của 1 cặp tiền tệ mà Trader không giao dịch 1 cách bất chấp với Volume to đùng thì đó là Trader tốt, có Trader suốt 1 tuần đánh 10 lệnh và cả 10 lệnh đều thắng nhưng có khi suốt 2 tuần Trader đó vào lệnh Volume nhỏ hoặc thậm chí ko vào lệnh vì suốt 2 tuần đó rất khó giao dịch và khả năng chắc thắng không cao. Đây là 1 tiêu chí khó đánh giá đòi hỏi sự tinh ý của bạn
- Nhìn vào chiến lược giao dịch và mô tả trong hồ sơ của Trader. Có một chiến lược rõ ràng hay không? Sử dụng tín hiệu giao dịch tự động hay liệu họ đang giao dịch thủ công? Nếu 1 nhà giao dịch Trader đang sử dụng hệ thống bot và chiến lược tự động, hãy thử xác định xem họ có đang giám sát hệ thống giao dịch đó tốt hay không. Không có hệ thống trade là hoàn hảo và chỉ dựa trên các dữ kiện lịch sử để Trade. Do đó, không ai có thể dự đoán một hệ thống Trade có thể hoạt động như thế nào trong điều kiện thị trường trong tương lai, nhưng các Traders chuyên nghiệp sẽ biết quản trị vốn tốt để chống chịu được mọi hoàn cảnh của thị trường.
- Trader có quan điểm thiết lập Stop loss hay không? Đặt stop loss được sử dụng để quản lý rủi ro của giao dịch (tức là số tiền mất tối đa cho 1 giao dịch). Khoảng cách của các mức Stop loss cho phép xác định mức độ rủi ro. Không có stop loss có nghĩa là rủi ro không giới hạn. Bạn nên tránh các Trader không sử dụng Stop Loss
- Nhìn vào tỷ lệ Win và tỷ lệ RR cùa Trader đó: chỉ có 2 kiểu thôi, 1 là tỷ lệ Win cao nhưng RR thấp, 2 là tỷ lệ Win thấp nhưng RR to. Bạn thích phong cách nào thì Copy phong cách đó. Còn trader nào mà đánh nhập nhằng lúc thế này lúc thế kia, ko tường minh thì nên bỏ qua
- Nhìn vào cái cách Trader hành xử trong và sau khi họ có một chuỗi lệnh thua như thế nào? Khi giao dịch trên 1 chuỗi lệnh thắng thì khá dễ dàng. Tuy nhiên, không ai có thể luôn dự đoán chính xác thị trường, do đó, 1 chuỗi thua của Trader có thể sẽ xảy ra ở một giai đoạn nào đó. Đây là lúc mà nhà giao dịch Trader tốt thể hiện phẩm chất quan trọng nhất của họ. Liệu họ có bị hoảng loạn thay đổi hệ thống giao dịch của họ 1 cách hoảng loạn hay là họ sẽ giữ bình tĩnh? Họ có dấu hiệu theo đuổi các khoản lỗ của mình không (ví dụ như giao dịch thường xuyên hơn nhằm cố gắng nhanh chóng giành lại các khoản thua lỗ), hoặc họ có tuân thủ các nguyên tắc và hệ thống đã thử nghiệm của họ không? Yếu tố rất quan trọng để chúng ta biết liệu có nên Follow Trader đó hay không!
- Biết khi nào nên cắt lỗ danh mục đầu tư. Đây là tham số mà bạn có thể cài đặt trước Copy giao dịch của Trader nào đó. Nếu 1 Trader giao dịch kém và thay đổi phương pháp giao dịch quá liên tục và nhiều lần, hãy sẵn sàng rời bỏ họ. Việc bỏ các Trader không thành công sẽ giúp bạn giải phóng vốn để đầu tư vào các Trader có khả năng thành công hơn. Đừng sợ mắc phải một sai lầm khi Copy Trading 1 ai đó, chúng ta sẽ không thể đúng 100% khi chọn người giao dịch để Follow.
- Chọn Trader Ngắn Hạn/Trung Hạn Hay Dài Hạn? Mỗi 1 Trade hay nhà đầu tư có sở thích đánh các khung thời gian giao dịch khác nhau, có một số người không muốn mở quá nhiều lệnh do nó liên quan đến phí giao dịch, một số khác lại không muốn tiền của mình kẹt trong các lệnh, họ muốn thấy tiền nhanh nên thực hiện giao dịch liên tục trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, hãy lựa chọn Trader có phong cách giao dịch khung thời gian phù hợp với mong muốn của bạn nhé.
Các Sàn nên sử dụng để Copy Trade (Copy Trading)
- Hotforex: Đây là sàn giao dịch chúng ta Copy Trade Forex
- Traderwagon liên kết với Binance: Đây là nền tảng giúp chúng ta Copy Trade Coin thanh khoản sàn Binance
- CopyTrade ByBit: đây là sàn giao dịch chúng ta Copy Trade Coin thanh khoản sàn Bybit. Bybit cùng Binance cũng đang dẫn đầu thị trường ở mảng CopyTrade và được đánh giá là sàn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong thời gian qua.
Kiểm Soát Vốn đầu tư, Lợi Nhuận, Rủi Ro và Lưu ý để tránh bị mất tiền oan khi Copy Trade (Copy Trading)
Vốn đầu tư ban đầu:
- Bạn chỉ nên đầu tư tối đa 5-10% số vốn của mình, còn đi đâu tư các kênh khác nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Không đầu tư ALL IN để tránh bỏ tất cả trứng vào 1 giỏ
Ban đầu cứ thử trước 500 đô đến 2000 đô tùy điều kiện mỗi người rồi nâng lên dần dần nếu thấy hệ thống giao dịch Ok.
- Đặt cắt Follow lệnh tầm 30-50% tùy theo chiến lược giao dịch của Trader và ngưỡng tâm lý chịu đựng của bạn
Kiểm soát lợi nhuận và rủi ro là 1 bước hết sức quan trọng, vì lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro
Giới thiệu sản phầm Copy Trade anh em nên Follow:
Inbox admin https://t.me/ktsgroup để nhận sản phẩm
Hãy liên tục theo dõi và cập nhật kết quả lãi lỗ hàng tuần, hàng tháng của mình
Do đó, các bạn hãy luôn theo dõi và cập nhật tình hình tài khoản của mình nhé.
Hãy tham gia nhóm Chát Telegram dưới nếu bạn muốn thảo luận giữa các thành viên với nhau nhé (đi 1 mình thì đi nhanh hơn nhưng đi nhiều người thì đi xa hơn):
Chúc các bạn thành công nhé 😀
Admin cho mình hỏi là mình đang trade trên sàn IC Markets, có chức năng copy trade. Nhưng không biết Admin có trade sàn này không? Để mình copy.
Thank you