in

SEO từ Đồng Nghĩa – tăng 890% lượng truy cập cho Site

SEO từ đồng nghĩa

Cho Đi Để Nhận Lại

Google đã đưa các cụm từ đồng nghĩa vào cơ sở dữ liệu trong nhiều năm. Đây là cơ hội cho các bạn ứng dụng kĩ thuật xếp hạng từ đồng nghĩa của Google để lên top cho các từ khóa đồng nghĩa.

Trong bài viết hôm nay mình sẽ cùng các bạn làm rõ về Từ đồng nghĩa thật sự có ý nghĩa như thế nào với Google, với độc giả và với chính bạn. Do tiếng Anh đang được Google hỗ trợ từ đồng nghĩa tốt nhất nên các ví dụ mình đưa ra dưới đây phần lớn là các từ khóa tiếng Anh nhằm đưa ra các ví dụ thật điển hình, dễ nhận thấy nhất. Và đặc biệt các bạn đang làm SEO để kiếm tiền với Amazon, Clickbank hay bất cứ kênh mạng nào trên thị trường nước ngoài mà cần dùng tới SEO, các bạn hãy thật sự lưu ý bài viết này. Còn các bạn làm SEO cho các trang tiếng Việt thì việc hiển thị từ khóa đồng nghĩa trên trang tìm kiếm của Google ít ý nghĩa hơn do tính chất ngôn ngữ tiếng Việt có phần khó cho Google trong việc nhận biết các từ khóa đồng nghĩa. Tuy nhiên các bạn vẫn có thể tận dụng tối ưu thêm từ khóa đồng nghĩa trong bài viết của mình để có cơ hôi tăng thêm lưu lượng truy cập vào website của bạn.

Có thể bạn sẽ thắc mắc làm thế nào mà Google lại hiểu đâu là cặp từ đồng nghĩa? Bạn có thể nghĩ nó hơi phức tạp. Khi mà trang của bạn đã được Google xếp hạng cao cho từ khóa “seo professional” và có một truy vấn tìm kiếm đồng nghĩa là “seo expert” thì bạn lại không được hiển thị hoặc hiển thị thấp hơn đối thủ, có nghĩa là bạn đang đánh mất rất nhiều traffic. Xem hình dưới để biết bạn đã đánh mất bao nhiêu lượt truy cập mỗi tháng khi mà người dùng gõ tìm kiếm các từ như “seo expert”, “seo pro”, “seo consultant” thay vì lẽ ra họ sẽ gõ tìm ““seo professional” như bạn mong muốn.

Kiểm tra từ đồng nghĩa với Google Keyword Planner
Truy cập bị mất do từ đồng nghĩa

Tưởng tượng nếu bạn có thể tối ưu cho tất cả các từ khóa đồng nghĩa có ở trên, lượng truy cập bạn có thể tăng lên bao nhiêu đây nhỉ? Có lẽ bạn đã rõ câu trả lời rồi. Vậy nên mình mới chọn ngẫu nhiên 1 con số 890 % để đặt làm tiêu đề cho bài viết này, nó có thể là chỉ 1% cho tới 10.000%. Điều đó còn phụ thuộc vào thị trường ngách mà bạn chọn lựa và nghiên cứu riêng của bạn và các bước mà bạn thực hiện để đạt được thứ hạng.

Cỗ máy tìm kiếm không thể phân biệt các đối tượng trong một bức ảnh và không hiểu chính xác ngữ nghĩa của một câu. Tuy nhiên, mục tiêu cao cả nhất của cỗ máy tìm kiếm là làm sao đưa lại kết quả hợp lý nhất cho người tìm kiếm. Để đạt được điều đó, Google đã nỗ lực để tạo ra thuật toán có tính con người hơn (hummingbird) và đã vượt xa khỏi thuật toán dựa trên sự trùng khớp của các từ để trở thành một thuật toán dựa trên sự thấu hiểu truy vấn tìm kiếm và mục đích tìm kiếm của người dùng.

Gã khổng lồ Google đã đầu tư rất nhiều công sức vào việc phân tích để hiểu được nội dung bài viết và từ đồng nghĩa. Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong việc tạo ra một công cụ tìm kiếm thông minh hơn nhằm tạo ra một trật tự ưu tiên tốt hơn trong một biển thông tin bao la trên internet. Nếu bạn còn chưa hiểu thì mình có thể giải thích cho bạn rõ hơn về cơ chế này và cách mà bạn có thể làm để tăng lượng truy cập nhờ vào các từ đồng nghĩa.

Google hiểu thế nào về từ đồng nghĩa

Có thể bạn sẽ cảm thấy hàm lượng kiến thức này quá tải với mình, hãy cho phép mình làm rõ một chút từ đồng nghĩa là gì?. Thường thì ai cũng biết từ đồng nghĩa là những từ hoặc cụm từ có nghĩa gần giống hoặc tương đồng với một cụm từ khác trong cùng một ngôn ngữ. Ta có những cặp từ đồng nghĩa như “happy với joyful” trong tiếng Anh “, hạnh phúc với vui thú” trong tiếng Việt. Thế nhưng trên thực tế cũng có nhiều từ đồng nghĩa theo kiểu tiếng lóng, ví dụ như “người Tây” với “người nước ngoài”. Ngược lại nhiều người phương Tây cũng thường hiểu từ phương Đông “The East” với “Soviet empire” (đế chế Soviet), cách dùng từ này đã được dùng trong nhiều văn bản, phương tiện thông tin đại chúng trước đây và ngày nay mở rộng ra với Nga, Trung Quốc, Châu Á nói chung. Và Google đã ngày càng hiểu rõ hơn về cách sử dụng những từ đồng nghĩa này và ít phụ thuộc hơn vào việc xuất hiện chính xác các từ khóa trong bài viết mà được đưa vào các kết quả tìm kiếm.

Nếu bạn đang tìm kiếm từ khóa “SEO Consultant” (Tư vấn SEO) Google sẽ hiểu rằng các trang page có từ khóa “SEO Expert” (chuyên gia SEO) hoặc “SEO Services” (dịch vụ SEO) hoặc “SEO company” (công ty SEO) đều đang nói về mục đích tìm kiếm của người dùng là đang cần tìm người hay tổ chức có trình độ SEO. Vậy nên Google đưa cả những bài viết có nói về “SEO Experts” and “SEO Companies” vào trong kết quả truy vấn “SEO Consultant”.

“Nếu bạn không tối ưu các từ khóa đồng nghĩa, bạn đánh mất rất nhiều lượng truy cập vào site của ban”

 

Thứ hạng cho truy vấn đồng nghĩa
Mất traffic do không tối ưu từ đồng nghĩa

Cách Google phát hiện từ đồng nghĩa

Quay lại năm 2010, Matt Cutts, Trưởng bộ phận chống các trang Web spam của Google đã có một bài viết blog nói về cách mà Google tìm ra các từ đồng nghĩa và đã dẫn chứng bằng một bài viết khác nữa nói về việc Google cố gắng tiều hiểu sâu về ngôn ngữ học hơn là chỉ những chuỗi kí tự. Ông ấy cũng đi sâu hơn vào việc nhấn mạnh tầm quan trọng của các từ đồng nghĩa đối với Google.

“ Số liệu của một số nhà nghiên cứu cho thấy các từ đồng nghĩa ảnh hưởng đến 70% kết quả tìm kiếm của người dùng trong hơn 100 ngôn ngữ Google hỗ trợ. Các nhà nghiên cứu đã lấy một bộ các truy vấn tìm kiếm và phân tích xem độ chính xác của các từ đồng nghĩa, và thật đáng mừng là với mỗi 50 truy vấn tìm kiếm (mà có hiển thị từ đồng nghĩa trong kết quả tìm kiếm) thì chỉ có 1 truy vấn là hiểu sai về từ đồng nghĩa”

Quy trình xác định từ đồng nghĩa
Quy trình xác định từ đồng nghĩa

Có một số nhà nghiên cứu như Bill Slawski, một Seoer có tiếng trên thế giới đã đề cập đến khả năng Google có sử dụng Anchor Text ở Internal backlinkExternal backlink để xác định các từ đồng nghĩa. Về cơ bản, Google có thể học được nhiều điều từ chính yếu tố OnsiteOffsite của bạn. Vậy nên các từ đồng nghĩa góp phần quan trọng cho cả SEO onsiteoffsite.

“Bạn có thể dễ dàng có được hoặc mất đi  traffic từ chính những gì là của bạn viết nên”

Tuy nhiên, điều bạn cần nhớ là để dạy một ai đó (hoặc cái gì) về một khái niệm trừu tượng trong 1 ngôn ngữ, đôi khi bạn cần phải mở rộng vấn đề. Và việc Seo đối với những tìm kiếm đồng nghĩa cũng vậy. Điều mà chúng ta hiểu là cỗ máy tìm kiếm không được hiểu ngay tức thì một từ đồng nghĩa. Hơn nữa ngôn ngữ con người vốn là một thứ vô cùng phức tạp. Ví dụ như từ “auto”, “automobile” và “car” khi nghe là chúng ta mặc nhiên hiểu ngay nó nói về cùng một thứ mà chẳng có lý do nào để giải thích. Và mỗi từ trong số chúng nếu được dùng trong các bối cảnh khác nhau có khi lại chẳng còn liên quan gì tới nhau.

“Đôi khi Google tính cả những từ đồng nghĩa không tuân theo ngữ pháp mà theo ngữ cảnh hoặc logic”

Nhưng vì mục đích mấu chốt của mọi công cụ tìm kiếm không là chỉ đơn thuần trả lời “ câu trả lời nào phù hợp cho câu hỏi ?” mà là “ người tìm kiếm thực sự muốn tìm kiếm cái gì?” Đó là lý do tại sao mà Google nhiều khi lại đưa ra các kết quả tìm kiếm về “dịch vụ tặng hoa” khi bạn tìm kiếm về “cửa hàng hoa”,  vì đó có thể chính là thứ bạn đang muốn tìm, đúng không ?

Từ đồng nghĩa cùng với các yếu tố khác như Co-citation (đồng trích dẫn), Co-occurrence (đồng xuất hiện) và các yếu tố ảnh hưởng thứ hạng khác

Chúng ta cần làm rõ các khái niêm về “đồng trích dẫn” “đồng xuất hiện” để có thể dễ dàng phân biệt chúng với các từ đồng nghĩa. Tại sao? Vì chúng ta đang cùng nhau đi tìm hiểu cách thức Google xếp thứ hạng một website bằng các từ đồng nghĩa mà không phải là yếu tố khác. Vậy nên cũng giống như mọi nghiên cứu khác, chúng ta phải xem xét đến mọi biến số có thể gây ảnh hưởng đến một kết quả nào đó.

Co-occurrence (Đồng xuất hiện) là quá trình khi mà các từ trong các page được link với nhau có ảnh hưởng thứ tự của việc xếp hạng website. Ví dụ, bạn có một website nói về nấu ăn. Nếu một trang web có các bài viết về chảo rán, công thức nấu ăn, dụng cụ nhà bếp link tới trang của bạn thì trang của bạn sẽ được tiếp sức rất nhiều để hiển thị cho những từ khóa đó. Google hiểu sự tương quan giữa 2 trang web và có thể sử dụng nó như một yếu tố trong thuật toán xếp hạng.

Một ví dụ về đồng xuất hiện
Một ví dụ về đồng xuất hiện

Co-citation (đồng chú thích) là quá trình khi mà các trang website cùng được link từ một hoặc nhiều trang website khác có ảnh hưởng thứ hạng website. Nghe có vẻ khó hiểu nhưng thực ra đây chính là quá trình link building nhưng không thông qua link trực tiếp. Mình sẽ giải thích cho bạn tại sao: giả sử ta có website A,B,C,D tất cả đều link tới các website 1,2,3,4. Ngay cả khi các website 1,2,3,4 không link tới nhau, Google sẽ xem các trang này có liên quan tới nhau. Càng nhiều site link tới thì mối quan hệ của chúng càng trở nên rõ ràng hơn.

Đồng trích dẫn
Đồng trích dẫn

Làm sao để nhận biết về các vấn đề xảy ra liên quan đến từ đồng nghĩa và cơ hội nào cho bạn?

Xem ảnh chụp dưới đây, với tìm kiếm “seo expert”, chúng ta có thể thấy Google đã thực hiện rất tốt khi bôi đậm cả từ đồng nghĩa “SEO consultant” cùng với “SEO expert”

Google bôi đậm từ đồng nghĩa
Google bôi đậm từ đồng nghĩa

Như chúng ta có thể thấy, cả trường hợp ở trên đều có liên quan đến từ đồng nghĩa “SEO consultant”nhưng 2 trường hợp trên không giống nhau hoàn toàn. Website (có chữ màu đỏ ở hình trên) đứng thứ 2 cho từ khóa “SEO consultant” nhưng chỉ đứng thứ 6 cho truy vấn tìm kiếm về “SEO expert” (như hình trên). Vì Google xác định 2 trang là nói về cùng một vấn đề nhưng đối với các trang website nhắm đến chính xác từ “SEO expert” thì vẫn được đánh giá cao hơn. Nếu như trang web ở vị trí số 6 (có chữ màu đỏ ở hình trên) tối ưu thêm cho từ “SEO expert”, bằng cách sử dụng thêm từ “SEO expert” một vài lần trong bài viết thì Google càng đánh giá cao sự liên quan của trang web này đến truy vấn tìm kiếm hơn nữa.

Kết quả truy vấn của trang web với 2 từ đồng nghĩa
Kết quả truy vấn của trang web với 2 từ đồng nghĩa

Sự khác biệt trong kết quả này làm chúng ta phải nghĩ về hiệu quả cũa những từ khóa nói chung trong việc nâng cao thứ hạng tổng thể cho toàn site. Nếu như bạn cảm thấy hấp dẫn với vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét thêm về nghiên cứu sau đây để tìm ra sự liên quan giữa các trang web mà có thứ hạng bị ảnh hưởng bởi thuật toán xác định từ đồng nghĩa của Google.

Cũng như ví dụ trước, trang Towerhobbies.com có thứ hạng khác khi tìm từ khóa “remote control airplanes” (máy bay điều khiển từ xa) và “radio control airplanes” (máy bay điều khiển bằng sóng radio). Nhưng có điều chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn.

Google hiểu là RC hay (R/C) đều là từ đồng nghĩa “remote control airplanes” và radio control airplanes” và Google đều bôi đậm chúng ở kết quả tìm kiếm mặc dù chúng ta không hề tìm kiếm mấy từ như RC hay (R/C). Ngoài ra,  www.towerhobbies.com được xếp hạng cao cho từ khóa “remote control airplanes” ngay cả khi nó không chứa các từ khóa này trong tiêu đề, domain, phần snippet hoặc ở nơi nào đó trên website (xem hình dưới).

Tìm từ khóa đồng nghĩa trên wbsit
Tìm từ khóa đồng nghĩa trên website

Một chỉ số quan trọng khác có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của trang là các Anchor Text chỉ tới site đó. Hãy nhìn vào phân tích anchor text của trang này, chúng ta sẽ thấy từ khóa “remote control airplanes”cũng không được sử dụng làm anchor text cho site này từ external backlink. Tuy nhiên, website vẫn có thứ hạng khá cao cho từ khóa này, thú vị phải không ?

Anchortext không gây ảnh hưởng
Anchortext không gây ảnh hưởng
  • Nhưng tại sao Google lại bôi đậm RC khi tìm kiếm “remote control airplanes”
  • Sao Goolge có thể biết chúng là các từ đồng nghĩa

Bạn nên hiểu thêm 1 điều quan trọng là các từ đồng nghĩa phụ thuộc vào cả các từ liên quan khác trong truy vấn của bạn. Có rất nhiều tín hiệu để Google có thể xem xét và từ đó cải thiện kết quả tìm kiếm. Tất nhiên không phải lúc nào Google cũng cho xuất hiện từ “RC” bôi đậm khi tìm kiếm “remote control” như thế, mà chỉ khi Google thấy nó đúng là có giá trị thật sự cho người tìm kiếm.

Hãy lấy một ví dụ để hiểu hơn về vấn đề trên. Khi bạn gõ “GM” thì có rất nhiều gợi ý được đưa ra, từ General Motor cho tới Gmail. Khi tìm kiếm “GM cars”, bạn sẽ thấy General Motor được bôi đậm. Khi bạn tìm kiếm “GM corn”, “Genetically modified” sẽ được bôi đậm. Nếu tìm kiếm “ GM high scores” , “game maker” sẽ được bôi đậm. Rõ ràng là có rất nhiều từ đồng nghĩa liên quan tới từ khóa GM mà Google có thể hiểu.

gm-từ đồng nghĩa

Một ví dụ khác nữa cho các bạn làm SEO trang Việt Nam, bạn thử gõ từ “đại học qghn”, bạn sẽ thấy “Đại học quốc gia Hà Nội” được bôi đậm, thú vị phải không?

Ví dụ về cách Google bôi đậm thông tin
Ví dụ về cách Google bôi đậm thông tin

Cách để tìm ra các từ đồng nghĩa quan trọng đối với website của bạn

[sociallocker]Cách tốt nhất để tìm ra các từ đồng nghĩa là sử dụng từ điển hoặc bách khoa toàn thư, càng mới càng tốt vì các từ điển mới thường tập trung vào từ đồng nghĩa. Và thường thì từ điển online giúp bạn tiết kiệm thời gian tốt hơn so với các từ điển bằng giấy khi bạn tra cứu.

Website mất truy cập vì không tối ưu từ đồng nghĩa
Website mất truy cập vì không tối ưu từ đồng nghĩa

Ví dụ thesaurus.com không những cho phép bạn tìm các từ đồng nghĩa mà còn có nhiều thứ để giúp bạn phân tích các từ đó.

 “Bạn có thể sắp xếp các từ đồng nghĩa theo mức độ liên quan , độ phức tạp và độ dài, bạn có thể lọc bỏ hay hiển thị chúng dưới dạng biểu đồ nếu bạn có tài khoản trả phí. Nhưng nếu không muốn trả phí thì bạn có thể dùng trang visualtherasus.com thay cho tính năng này. Thêm vào đó, nó liệt kê ra các nhóm danh sách từ đồng nghĩa khác nhau nhau tương ứng với từng ý nghĩa của từ. Bạn cũng biết là một từ bao gồm nhiểu nghĩa mà 😀 Tóm lại, các bạn hoàn toàn có thể có hàng loạt các từ đồng nghĩa mà bạn muốn, từ đó có thể nhiều ý tưởng về các từ cần đưa vào trong bài viết”

Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng thêm 2 kho từ điển lớn khác là Merriam-Webster và Collins English Thesaurus đều rất tốt.[/sociallocker]

Lại nói về ví dụ của webtie Tower Hobbies. Website này lên top với từ khóa “radio control airplanes”. Và thú vị là cả tìm kiếm “remote control airplanes”, website này cũng lên top mặc dù trong trang không có từ như thế. Có lẽ vì người dùng đang muốn tìm kiếm cho cả 2 từ khóa đó. Và cách tốt nhất để tìm ra các từ khóa đồng nghĩa có tiềm năng trên cùng bài viết là sử dụng Google keyword planner (Xem thêm hướng dẫn sử dụng Google Keyword Planner của bạn Hoàng Minh Trịnh). Hãy xem xem website Tower Hobbies đã nghiên cứu thế nào khi lựa chọn cả 2 từ khóa“remote” và “radio”.

Chúng ta có thể thấy rằng với từ khóa “radio control airplanes” , lượng tìm kiếm trung bình hằng tháng là 880, khá là cao, nhưng hãy xem xem đối với từ khóa “remote control airplanes” thì thế nào. Và thật bất ngờ khi lượng tìm kiếm cho từ khóa này cao gấp 12 lần so với từ khóa trước đó. Vậy tại sao towerhobbies.com lại không tranh thủ từ khóa “remote control airplanes”? Như chúng ta đã thấy ở trên, Tower Hobbies được xếp hạng tốt ở trang đầu cho từ khóa “remote control airplanes” và nếu website này có đầu tư thêm cho từ khóa này thì rất có lẽ nó sẽ còn có thứ hạng cao hơn nữa. Từ thứ 9 đến thứ 4 hoặc cao hơn nữa !!!! Tất nhiên là, bạn cũng cần phải xem xét cả mức độ cạnh tranh cho mỗi từ khóa để biết được bạn có cơ hội được xếp hạng cho nỗi từ khóa bạng nhắm tới hay không (Xem thêm bài viết mức độ cạnh tranh từ khóa của bạn Hoàng Minh Trịnh). Nếu bạn không đủ tiềm lực cho từ khóa đó thì có thể phân tích từ đồng nghĩa thay thế khác.

Sử dụng kĩ thuật SEO từ đồng nghĩa và tăng hạng website bạn từng ngày

Có thể trong tương lai, Google và các công cụ tìm kiếm khác sẽ khiến tiêu đề này trở nên vô dụng, nhưng chúng ta vẫn chưa tới được thời điểm đó. Hiện tại, chúng vẫn có thể giúp bạn đồng thời giúp Google thấu hiểu tốt hơn về điều bạn đang có trên website. Nếu mặt hàng, ngành nghề mà bạn đang kinh doanh, hoạt động có thể diễn tả theo nhiều cách khác nhau thì bạn cần thêm các từ đồng nghĩa này vào nội dung site.

Tất nhiên, điều bạn cần cân nhắc kĩ vì đôi khi cũng có thể do may mắn mà trang web của bạn lọt vào tìm kiếm từ đồng nghĩa một cách tự nhiên, song nếu muốn việc đó là lâu dài và ổn định thì ta nên thực hiện. Sẽ tuyệt vời hơn nếu Towerhobbies không những được biết đến là vừa là nhà cung cấp các sản phẩm“Radio control”  tốt nhất” và vừa là nhà cung cấp các sản phẩm “remote control” cũng tuyệt vời nhất. Điều này có thể được thực hiện đơn giản bằng cách làm rõ thuật ngữ trong phần text của page hoặc thêm một đoạn văn giải thích rằng “các loại đồ chơi mô hình điều khiển radio là mô hình điều khiển remote (từ xa) mà có thể chuyển động được nhờ vào điều khiển tín hiệu radio” Không những nó tốt cho việc xếp hạng trên Google mà nó còn tốt cho những độc giả của bạn. Với mỗi từ khóa quan trọng bạn nên thay đổi tiêu đề của trang theo cách trên vì đây là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá website. Trong trường hợp của trang này thì tiêu đề nên sửa như sau

“Cũ:  Tower Hobbies – Best Source for Radio Control ( R/C or RC ) Cars, Trucks, Airplanes, Boats and Helicopters

Mới: Tower Hobbies – Best Source for Radio or Remote Control ( R/C or RC ) Cars, Trucks, Airplanes, Boats and Helicopters”

Ban đầu bạn hãy chỉnh sửa một số trang trước và theo dõi xem có sự tăng thứ hạng nào không? Nên nhớ cách diễn đạt sao cho việc sử dụng các từ đồng nghĩa này là tự nhiên và dễ chịu với người đọc.

Nếu bạn thấy có sự cải thiện, thì bạn có thể áp dụng chiến lược này cho toàn bộ các trang trong website, nhưng làm dần dần, nếu không Google sẽ nghi ngờ bạn đẩy thứ hạng không tự nhiên

Liệu có phải đây là một chiến lược an toàn?

Nếu chúng ta tin tưởng rằng Matt Cutts đang không có ý đánh lạc hướng chúng ta thì chúng ta nên làm theo những gì mà ông đã trả lời trong video này nhằm bảo đảm rằng chúng ta đã chọn đúng hướng khi sử dụng các từ đồng nghĩa và video này nhằm cảnh báo các SEOER về việc lạm dụng thủ thuật nhồi nhét từ khóa đã cũ kĩ, Cutt đã có những lời khuyến khích rất rõ ràng đối với những gì mà chúng ta đã đề cập vừa rồi.

[youtube

Nếu bạn vẫn cảm thấy việc thực hiện điều trên là khó khăn hoặc không hoàn toàn tin tưởng vào ý kiến chủ quan của mình thì hãy nhờ một ai đó “soi” lại bài viết của bạn. Đừng quá tối ưu. Tạo sự thay đổi nhỏ và quan sát nếu có gì đó không tốt cho thứ hạng tìm kiếm, bạn sẽ dễ dàng biết được nguyên nhân từ sự thay đổi nào và có thể dễ dàng sửa lại phiên bản trước.

Những vấn đề còn tồn tại trong cơ chế phát hiện từ đồng nghĩa của Google

Tất nhiên, nếu bạn đã từng thử đoán xem người khác muốn gì thì nhiều khả năng là bạn sẽ không chỉ đoán sai, mà còn là trái ngược hoàn toàn. Đó là sai lầm mang tính con người. Và hoàn toàn dễ hiểu khi Google cũng có những sai lầm mang tính con người như vậy. Ví dụ như đối với những truy vấn tìm kiếm như “SEO interview questions and answers for experienced” (Giải đáp thắc mắc về SEO cho những người có một chút kinh nghiệm) thì Google có thể trả về cho bạn một số kết quả liên quan đến tìm kiếm “SEO interview questions and answers for fresher” (giải đáp thắc mắc về SEO cho người mới bắt đầu). Điều này được lý giải là vì từ “experienced” từ cuối cùng trong cụm từ tìm kiếm, có trọng số quan trọng thấp hơn những từ đứng ở trước. Và thực tế là thường những người mới vào nghề hay tìm các giải đáp, hướng dẫn hơn nên Google dường như ngầm hiểu việc có những câu hỏi như vậy dành cho “freshervà việc từ này xuất hiện là có thể lý giải được.

Google hiểu làm từ đồng nghĩa
Google hiểu làm từ đồng nghĩa

Tuy nhiên, thuật toán đang Google tiếp tục cải thiện. Vì vậy, chúng ta sẽ cố gắng làm tốt nhất có thể để Google không hiểu nhầm ý của ta

Khả năng nhận biết từ đồng nghĩa từ thuật toán Google không hoàn chỉnh 100% nhưng nó tạo nên sự khác biệt trong quá khứ của SEO, và nó làm cho bạn trở thành một chuyên gia SEO sau khi bạn đọc bài viết này

Tất nhiên, mình cũng không khuyến khích các bạn đưa càng nhiều từ đồng nghĩa vào càng tốt mà nên sắp xếp chúng sao cho phù hợp chủ đề nội dung và trông tự nhiên nhất có thể.

Kết luận

Liệu chúng ta có nên lặp lại lịch sử và quay trở về thời kì nhồi nhét từ khóa. Nếu đó là những gì bạn nghĩ thì bạn đang hiểu vấn đề quá sai sau khi đọc bài viết này. Những tiến bộ của thuật toán Google đã khiến bạn không dễ gì đánh lừa Google như trước kia nữa, bạn phải hiểu là: bây giờ và tương lai Google không chỉ đọc mà còn hiểu nhưng gì bạn đang viết. Tất nhiên thuật toán Google đang còn trong giai đoạn trưởng thành hơn nữa để hiểu đúng và bạn có thể có thể có những phần thưởng xứng đáng nếu bạn góp sức để Google hiểu đúng nội dung của bạn.

Việc sử dụng các từ đồng nghĩa một cách thông minh trên website để tăng hạng cao hơn không chỉ đơn thuần vì bạn đang bị ám ảnh về thứ hạng mà còn là khiến website đến được những người muốn tìm kiếm thông tin liên quan mà không dùng cụm từ tìm kiếm giống với từ khóa chính.

Người ta có câu nói rằng sai một lý đi một dặm, và việc nắm bắt được ý đồ của người tìm kiếm cũng vậy. Hãy giúp Google thu hẹp khoảng cách sai xót đó bằng một kế hoạch SEO cẩn thận kĩ càng.



Bạn có đang gặp khó khăn về giao dịch và kiếm tiền trên thị trường tiền điện tử không? Cùng với đội ngũ giao dịch giàu kinh nghiệm: Nhóm giao dịch KTS ở đây để giúp bạn. Tham gia nhóm Trade Coin Super Bot KTS hoặc Follow lệnh cùng chuyên gia theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Bạn cần đăng ký 1 tài khoản sàn theo Link

Bước 2: Đọc kỹ bài viết Super Bot Long Short KTS tự động 100%.

Bước 3: Inbox trực tiếp cho t.me/adktsgroup cùng số điện thoại hoặc email mà bạn đã đăng ký để yêu cầu được vào nhóm và nhận quy tắc khi tham gia nhóm.



Xem thêm giải pháp kiếm tiền Trading:

Các Sản Phẩm KTS Trading: Copy Trade Tín Hiệu Ban Admin Chuyên Gia

Nội Dung Này Đã Được Bảo Vệ Bản Quyền Bởi KTS Group (Kiếm Tiền Số) và DMCA. Mọi hình thức copy cần xin phép hoặc ghi rõ nguồn trungvanhoang.com

Cho Đi Để Nhận Lại

3 Comments

Leave a Reply
  1. Các bạn hãy thử sử dụng SEO traffic tại G Click g3.com.vn xem sao, vì mỗi lượt HIT TRAFFIC đều có thời gian là hoàn toàn khác nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Written by Linh Vũ

Chuyên viên Digital Marketing. Đam mê về công nghệ và áp dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Digital Marketing sẽ là đầu vào cho mọi hoạt động quản trị Digital trong doanh nghiệp và nó cần phải được thực hiện một cách đúng đắn.

Niche-Site-Naruro

Niche Site Case Study 1- 800 truy cập sau 10 ngày không SEO

Theo dõi thẻ Payoneer trong quá trình vận chuyển về Việt Nam